top of page
Screenshot 2022-10-28 215816_edited.jpg

Nội Dung 

  1. Hiệu ứng đám đông là gì?

  2. Đây là hiệu ứng tốt hay xấu?

  3. Vì sao xuất hiện hiệu ứng này?

  4. Làm sao để tránh xảy ra hiệu ứng đám đông?

Screenshot 2022-11-15 213410.png
Tâm lý đám đông là gì ?

Đây là hiện tượng một hay nhiều cá nhân bị ảnh hưởng tâm lý bởi những hành vi của một đám đông. Nó thường nổi bật trong các tình huống xã hội không rõ ràng khi mà con người không thể xác định được cơ chế hành vi phù hợp và bị thúc đẩy bởi hành vi của người khác. Phần lớn những người có hiện tượng tâm lý đám đông không hiểu rõ việc mình đang làm mà làm theo đám đông giống như một bản năng.

Hiệu ứng đám đông có lợi hay có hại?

Hiệu ứng đám đông là hành vi có cả mặt lợi và hại đối với những người có tâm lý này:

Mặt tích cực:
Trong cuộc sống, hiệu ứng đám đông lan tỏa những thông điệp tốt, những hành động tốt đẹp, có ích cho xã hội. Từ các hành động đơn lẻ, được nhiều người ủng hộ và làm theo, đám đông dần dần hình thành và xuất hiện. Điều đó sẽ lan tỏa đến thêm nhiều người hơn nữa, và những giá trị tốt đẹp sẽ đến với mọi người.
Thậm chí trong cuộc sống hàng ngày, những thói quen của bạn cũng có phần bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Khi những người quanh bạn có những thói quen tích cực, bạn cũng sẽ bị thay đổi phần nào.

Mặt tiêu cực
Những người bị chi phối bởi hiệu ứng đám đông thường mang tâm trạng lo sợ, thiếu chắc chắn và nóng vội. Họ cảm thấy an toàn hơn khi hành động theo mọi người. Đám đông cho họ sự tự tin vì số lượng lớn những người khác cũng suy nghĩ và hành động giống mình. Họ không nhận thấy sự khác biệt của hành vi mà mình đang thực hiện.
Trong thời đại Internet và truyền thông phát triển như ngày nay, con người ngày càng dành nhiều thời gian giao tiếp nhiều hơn trên không gian mạng khiến cho con người càng dễ ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông do có quá nhiều thông tin nhưng lại rất khó xác thực.

Screenshot 2022-11-15 193439.png

Vì sao xuất hiện hiệu ứng này?

Những đám đông hình thành từ những người không có sự vững vàng trong quyết định của mình, dễ thay đổi ý tưởng bởi người khác. Đám đông cũng có thể được hình thành khi làm chung công việc hoặc suy nghĩ chung mà người nào cũng làm một hành động như thế. Và khi đó suy nghĩ của chúng ta luôn cho hành động đó là đúng là tự làm theo.
Cá nhân trong đám đông dễ dàng buông mình theo bản năng và hành động vô thức theo mọi người. Trong đám đông thì mọi thứ tình cảm, hành động hoặc quyết định đều có tính lây nhiễm.

Screenshot 2022-11-17 212701.png

Làm sao để tránh xảy ra hiệu ứng đám đông?

Trang bị cho bản thân kiến thức và kinh nghiệm:

Mỗi chúng ta cần có kiến thức và có sự trải nghiệm thực tế để tránh có những suy nghĩ sai khi gặp một hiện tượng hoặc vấn đề nào đó? Luôn đặt ra câu hỏi cho chính bản than về sự việc đang diễn ra đó, tại sao lại xảy ra như vậy, từ đó tránh lầm tưởng lệch lạc, hoặc có thể suy nghĩ thêm về sự việc đang được đám đông làm theo như vậy. Cố gắng suy nghĩ và đánh giá theo nhiều chiều hướng khác nhau để tự tin trước quyết định của mình.

Chủ động trong các vấn đề:

Chủ động, quyết đoán trong suy nghĩ và hành động, dám nói dám làm, dám chịu trách nhiệm là một trong những kỹ năng quan trọng cần rèn luyện để luôn tỉnh táo thoát khỏi tâm lý đám đông. Sự chủ động này chỉ đến với những người có niềm tin vào chính mình mà không bị tác động bởi những yếu tố khác. Đây cũng là tố chất lãnh đạo của bạn, bạn vững tin vào bản thân, ít bị đám đông tác động mà ngược lại bạn còn tạo ra những tác động tích cực cho đám đông, khiến họ đi theo bạn.

Có tâm lý vững vàng

Tâm lý đám đông là xu hướng hành vi hoặc niềm tin của một người dễ bị tác động bởi đội nhóm mà họ thuộc về. Sự tác động đó lớn tới mức cá nhân đó có thể “đánh mất bản thân” dẫn đến không làm chủ được cảm xúc, hành vi của mình. Để không bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của tâm lý đám đông, điều đầu tiên bạn cần làm là học cách kiềm chế, biết cách điều khiển cảm xúc của mình. Hãy rèn luyện từng chút một, dù bạn đứng trước một vấn đề nhỏ hay lớn, bạn hãy bình tĩnh trong giây lát, ngừng những việc đang làm, hít thở thật sâu và tập trung vào các giác quan, thư giãn… kiềm chế cảm xúc của mình để tỉnh táo tránh bị “cuốn trôi” đi theo đám đông.

Rèn luyện tư duy phản biện

Nếu đi theo đám đông, càng đòi hỏi bạn phải sáng suốt, tỉnh táo.  Vì vậy, rèn luyện tư duy phản biện chính là cách để bạn luôn tự chủ trong suy nghĩ và hành động. Cùng với tư duy phản biện, bạn cũng sẽ dễ tìm ra những “lỗ hổng”, từ đó tỉnh táo để nhìn nhận và đánh giá vấn đề. Hãy luôn tự đặt câu hỏi về những vấn đề xung quanh bạn, chú tâm đến chính bạn hơn là quan tâm quá nhiều đến suy nghĩ của người khác sẽ giúp bạn xác định được phương hướng và có sự lựa chọn phù hợp mà không phụ thuộc vào người xung quanh. Đó là cách giúp bạn tự chủ, thoát khỏi tâm lý đám đông.

Get in Touch

Henry Winchester

0797232989

tamlydamdong.com

Thanks for submitting!

bottom of page